Bậc trí bảo vệ thân, bảo vệ luôn lời nói, bảo vệ cả tâm tư, ba nghiệp khéo bảo vệ.Kinh Pháp Cú (Kệ số 234)
Ai dùng các hạnh lành, làm xóa mờ nghiệp ác, chói sáng rực đời này, như trăng thoát mây che.Kinh Pháp cú (Kệ số 173)
Người ta vì ái dục sinh ra lo nghĩ; vì lo nghĩ sinh ra sợ sệt. Nếu lìa khỏi ái dục thì còn chi phải lo, còn chi phải sợ?Kinh Bốn mươi hai chương
Tôi không thể thay đổi hướng gió, nhưng tôi có thể điều chỉnh cánh buồm để luôn đi đến đích. (I can't change the direction of the wind, but I can adjust my sails to always reach my destination.)Jimmy Dean
Từ bi và độ lượng không phải là dấu hiệu của yếu đuối, mà thực sự là biểu hiện của sức mạnh.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Để có thể hành động tích cực, chúng ta cần phát triển một quan điểm tích cực. (In order to carry a positive action we must develop here a positive vision.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Khi ý thức được rằng giá trị của cuộc sống nằm ở chỗ là chúng ta đang sống, ta sẽ thấy tất cả những điều khác đều trở nên nhỏ nhặt, vụn vặt không đáng kể.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Thường tự xét lỗi mình, đừng nói lỗi người khác. Kinh Đại Bát Niết-bàn
Chúng ta không làm gì được với quá khứ, và cũng không có khả năng nắm chắc tương lai, nhưng chúng ta có trọn quyền hành động trong hiện tại.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Trong sự tu tập nhẫn nhục, kẻ oán thù là người thầy tốt nhất của ta. (In the practice of tolerance, one's enemy is the best teacher.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Đức Phật và chúng đệ tử »» Ananda - Người mà ai cũng yêu mến »»

Đức Phật và chúng đệ tử
»» Ananda - Người mà ai cũng yêu mến

Donate

(Lượt xem: 4.629)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  English || Đối chiếu song ngữ


       

Đức Phật và chúng đệ tử - Ananda - Người mà ai cũng yêu mến

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Luôn có một vị thị giả theo hầu cận Đức Phật để phụ giúp những công việc như truyền tin, sửa soạn chỗ ngồi và chăm lo cho những nhu cầu cá nhân của Ngài. Trong hai mươi năm đầu truyền dạy Giáo Pháp của mình, Ngài đã có một số vị thị giả như các Thầy Nagasamala, Upavana, Nagita, Cunda, Radha cùng một số vị khác, nhưng không ai trong số họ tỏ ra là thích hợp. Một ngày nọ, khi Ngài quyết định sẽ tìm người thay thế cho Thầy thị giả hiện tại của mình, Phật đã gọi tất cả các Thầy Tỳ Khưu lại và nói rằng:

“Ta nay tuổi đã già nên mong muốn có một vị làm thị giả dài lâu, là vị sẽ luôn nghe theo những mong muốn của ta về mọi mặt. Vậy trong các Thầy ai sẵn lòng làm thị giả cho ta?”

Tất cả các Thầy khi đó đều phấn khởi xung phong phục vụ cho Ngài ngoại trừ Thầy Ananda. Thầy ấy chỉ khiêm tốn ngồi ở phía sau và im lặng. Sau đó, khi được hỏi vì sao không tình nguyện làm thị giả cho Phật, thì Thầy ấy trả lời rằng Đức Phật là người biết rõ nên phải chọn ai rồi. Khi Đức Phật tỏ ý muốn Ananda làm thị giả của Ngài, thì Thầy Ananda nói ông sẽ chấp nhận trọng trách này với một vài điều kiện. Bốn điều kiện đầu tiên chính là Đức Phật đừng bao giờ cho Thầy bất kỳ thức ăn nào mà Ngài nhận được, cả y áo cũng vậy; rằng thầy ấy không muốn sẽ được sắp xếp cho bất kỳ chỗ ở đặc biệt nào, và thứ tư là Thầy sẽ không phải đi theo Phật đến nhà cư sĩ khi Ngài nhận lời mời thỉnh của họ. Thầy Ananda nhấn mạnh bốn điều kiện này bởi vì không muốn mọi người nghĩ rằng Thầy thị giả cho Đức Phật với tâm mong cầu vật chất. Bốn điều kiện sau liên quan đến mong muốn giúp Giáo Pháp được quảng truyền của Thầy Ananda. Những điều kiện này gồm: Đức Phật sẽ hoan hỷ cùng đi với Thầy ấy đến nơi mà Thầy được mời; rằng nếu có người đến từ những vùng xa xôi để gặp Phật, Thầy ấy sẽ có đặc quyền được giới thiệu họ; nếu có bất kỳ nghi ngờ nào về Giáo Pháp, Thầy ấy có thể hỏi Đức Phật bất cứ lúc nào; và rằng nếu Đức Phật nói một bài Pháp nào mà vắng mặt Thầy thì Ngài sẽ hoan hỷ thuyết lại cho thầy ấy sau. Đức Phật mỉm cười chấp nhận những điều kiện này và từ đó bắt đầu mối thâm tình giữa Ngài và Thầy Ananda kéo dài trong suốt hai mươi lăm năm tiếp theo.

Thầy Ananda được sinh ra ở Kapilavatthu và là em họ của Đức Phật, bởi cha Thầy là Amitodana, em trai của vua cha Đức Thế Tôn, Suddhodana. Trong lần đầu tiên Đức Phật về thăm lại Kapilavatthu sau khi giác ngộ, Ananda, cùng với anh trai Anuruddha và người anh họ Devadatta đã xuất gia theo Phật, trở thành những vị tu sĩ. Thầy ấy đã thể hiện là một người học trò đầy quyết tâm và siêng năng, trong vòng một năm, Thầy Ananda đã đạt được quả thánh Nhập Lưu. Đời sống xuất gia đã mang lại cho Thầy Ananda niềm hạnh phúc nội tại to lớn, cùng với bản tính trầm lặng và khiêm nhường, khiến Thầy ít được người khác chú ý cho đến khi được chọn làm thị giả cho Đức Phật. Trong khi một số người phát triển những phẩm chất dẫn đến chứng ngộ, bằng thiền định hoặc trầm mặc suy ngẫm, thì Thầy Ananda lại thực hiện điều đó với tình thương và sự quan tâm mà Thầy dành cho người khác. Ngay trước khi Đức Thế Tôn vào Vô Dư Niết Bàn, Thầy Ananda đã khóc và tự nhủ rằng:

“Than ôi, ta nay vẫn còn là kẻ hữu học với nhiều điều còn phải tự lo tu tập. Nay bậc Đạo Sư của ta sắp diệt độ thì còn ai thương tưởng ta nữa.”

Đức Phật đã gọi Ananda đến trước Ngài và trấn an Thầy bằng việc xác nhận rằng, Thầy Ananda đã phát triển nội tâm đến một mức độ rất cao với tình thương và lòng vị tha của mình, và rằng chỉ cần nỗ lực tinh tấn thêm một chút nữa thôi là thầy cũng sẽ chứng ngộ.

“Thôi đủ rồi, Ananda, chớ có buồn rầu khóc than. Chẳng phải ta đã tuyên bố trước với Thầy rằng mọi vật khả ái, tốt đẹp cũng đều sẽ thay đổi, không tránh khỏi sự chìa lìa và vô thường sao? Vậy thì làm sao chúng không hoại diệt được? Này Ananda, suốt mấy mươi năm qua, Thầy đã đối với Như Lai bằng thân, miệng và ý nghiệp đầy lòng từ ái, lợi ích, an lạc, với tất cả tâm ý và rộng lượng. Này Ananda, Thầy đã tạo được vô lượng công đức. Hãy cố gắng tinh tấn lên và Thầy sẽ chứng được quả Vô lậu, không bao lâu đâu.”1

Tâm ý luôn hướng đến lợi ích cho mọi người của Thầy Ananda được biểu lộ ở ba việc - thị giả cho đức Phật, sự ân cần cùng tình thương lớn đối với học trò gồm cả xuất gia và tại gia cũng như cho đời sau, và thứ ba là vai trò quan trọng của Thầy trong việc gìn giữ và lưu truyền Giáo Pháp.

Là thị giả riêng của Phật, Thầy Ananda luôn nỗ lực giúp Thế Tôn trong tất cả những công việc bình thường hàng ngày, để Ngài có thể dành nhiều thời gian hơn cho việc giảng dạy Giáo Pháp và giúp đỡ mọi người. Với tâm niệm đó, Thầy làm mọi thứ từ giặt giũ hay vá nhíp y áo, dọn dẹp hương thất, rửa chân, xoa lưng và đứng phía sau hầu quạt cho Phật khi Ngài thiền tọa. Thầy chọn chỗ nghỉ thật gần để có thể luôn có mặt khi Phật cần, hoặc theo sau mỗi lần Ngài đi dạo quanh tu viện. Thầy sẽ đi mời những Thầy, Cô mà Thế Tôn muốn gặp, và ngăn mọi người những khi Đức Phật muốn nghỉ ngơi hoặc ở một mình. Trong vai trò là người thị giả, thư ký, trung gian và người gần gũi Phật, Thầy Ananda luôn kiên nhẫn, khiêm tốn và không mệt mỏi, thường để tâm đoán biết những gì mà Thế Tôn cần.

Mặc dù công việc chính của Thầy Ananda là chăm sóc các việc cần thiết cho Đức Phật, nhưng thầy luôn sẵn sàng giúp đỡ mỗi khi có ai đó cần. Thầy thường cho những bài Pháp thoại và thật sự Thầy ấy là một người giỏi và thiện xảo đến mức Thế Tôn đôi lúc gọi thầy thuyết pháp thay cho Ngài hay là tiếp tục bài Pháp thoại mà Thế Tôn đã bắt đầu.2 Người ta nói rằng vào buổi trưa, lúc Phật nghỉ ngơi thì Thầy Ananda sẽ tranh thủ khoảng thời gian thong thả ấy mà đi thăm những người bệnh, để trò chuyện và giúp tâm họ bình an hơn, hay mang thuốc đến cho họ. Một lần khi Thầy nghe kể về một gia đình rất nghèo đang phải vật lộn để nuôi hai đứa con trai nhỏ. Biết rằng nếu cứ như vậy thì hai em ấy sẽ phải đối mặt với một tương lai rất nghiệt ngã, nên Thầy ấy nghĩ rằng mình cần phải làm gì đó để giúp các em, Thầy đã xin phép và được Thế Tôn chấp nhận cho hai em được xuất gia, và từ đó mở ra cho các em một cơ hội trong cuộc đời.3

Cuộc sống trong Tăng đoàn không phải lúc nào cũng dễ dàng đối với các vị Ni. Phần lớn các Thầy luôn giữ khoảng cách với họ vì không muốn bị cám dỗ. Nhiều Thầy thậm chí còn đối xử phân biệt với các Cô nữa. Nhưng riêng Thầy Ananda thì lại khác, Thầy luôn sẵn sàng giúp đỡ cho họ. Chính Thầy là người cầu thỉnh Đức Phật xuất gia cho những vị Ni đầu tiên, Thầy luôn sẵn lòng thuyết Pháp cho các vị Ni và cận sự nữa, cũng như động viên họ thực tập. Bởi vì lòng thương tưởng của Thầy ấy dành cho nữ giới nên họ thường tìm đến Thầy.4

Đức Phật từng tuyên bố trước đại chúng rằng Thầy Ananda là tối thắng trong số những người nghe nhiều Giáo Pháp, có trí nhớ tốt, tinh thông tuần tự các Pháp đã ghi nhớ và kiên trì.5 Thế Tôn không có viết xuống, và quả thực, dầu rằng việc viết lách đã được biết đến vào thời đó nhưng nó rất ít được sử dụng. Thế nên trong suốt thời gian Phật còn tại thế và cả nhiều thế kỷ sau khi vào Niết Bàn, lời dạy của Ngài đều được ghi nhớ và truyền lại từ người này sang người khác. Với năng lực ghi nhớ vô cùng xuất sắc, cộng với thực tế là Thầy thường luôn ở bên Đức Phật, nên có nghĩa rằng Thầy Ananda, hơn bất kỳ người nào khác, sẽ chịu trách nhiệm cho việc gìn giữ và trao truyền Giáo Pháp của Thế Tôn. Tuy vậy, không có nghĩa là Thầy Ananda sẽ ghi nhớ nguyên văn những lời của Đức Phật - điều này hẳn là không thể và cũng không cần thiết, vì sự thông hiểu Giáo Pháp không phụ thuộc vào sự sắp xếp của các từ và câu, mà là lĩnh hội được ý nghĩa của những từ ngữ ấy. Thay vào đó, Thầy Ananda nhớ rõ ý chính của những gì Đức Phật nói, đối tượng mà Ngài nói, những cụm từ đặc biệt quan trọng hoặc nổi bật, những câu chuyện hay dụ ngôn được sử dụng và cũng như các chuỗi, mà trong đó tất cả các tư tưởng được trình bày. Thầy Ananda sau đó sẽ lặp lại những gì Thầy đã được nghe và ghi nhớ cho những người khác, và dần dần Giáo Pháp được khẩu truyền ngày một lan rộng. Điều này giúp cho những vị ở xa Đức Phật sẽ có thể nghe được Giáo Pháp mà không cần đến sự hỗ trợ từ sách vở hay nhất thiết phải đi xa.

Sau khi Đức Phật nhập Vô Dư Niết Bàn, 500 vị Thánh Tỳ Khưu đã nhóm họp tại Rajagaha nhằm kết tập lại và ghi nhớ tất cả những lời dạy của Thế Tôn để có thể truyền dạy lại cho các thế hệ sau. Chính vì đã được nghe thật nhiều bài pháp, nên sự có mặt của Thầy Ananda là vô cùng cần thiết cho đại hội kết tập, thế nhưng Thầy ấy lại chưa chứng ngộ. Bây giờ Thầy Ananda không còn phải chăm sóc cho Đức Phật nữa và có nhiều thời gian hơn để thiền định, nên Thầy ấy đã bắt đầu tinh tấn thực tập một cách phi thường với hy vọng có thể chứng ngộ trước khi hội nghị kết tập bắt đầu. Càng gần đến ngày hội nghị bắt đầu thì Thầy ấy lại càng ra sức thực tập gắt gao hơn trước. Thầy miên mật ngồi thiền mãi cho đến đêm trước ngày bắt đầu hội nghị, và bắt đầu tin chắc rằng mình không thể nào chứng ngộ kịp trước khi trời sáng được. Nghĩ vậy nên Thầy bỏ cuộc và quyết định ngả lưng xuống ngủ. Và ngay chính lúc đầu vừa chạm xuống gối thì Thầy ấy giác ngộ.

Sáng hôm sau, Thầy Ananda đã được chào đón nồng nhiệt tại hội nghị và trong suốt những tháng sau đó, Ngài đã thuật lại cho hội chúng hàng ngàn bài pháp mà Ngài đã nghe, với mỗi bài pháp đều được bắt đầu bằng lời: “Đây là những điều tôi nghe Phật nói” (Evam me sutam). Bởi vì những đóng góp to lớn đối với việc bảo tồn Giáo Pháp, Thầy Ananda đôi khi còn được biết đến với danh hiệu: “Người Thủ Hộ Pháp Tạng” (Dharmabhandagarika). Với tấm lòng luôn sẵn sàng giúp đỡ mọi người cùng với đức kiên nhẫn và sự thánh thiện, Thầy Ananda là một trong số hiếm những người có thể sống hòa thuận với bất kỳ ai, và mọi người ai cũng quý mến Thầy ấy. Ngay trước lúc nhập diệt, giữa toàn thể hội chúng, Đức Phật đã tán dương công hạnh của Tôn giả Ananda với lời biết ơn về tình cảm thân thiết cùng những tháng năm trung thành, tận tâm chăm sóc của Tôn giả.

“Này các Thầy, tất cả các bậc Chánh Đẳng Giác trong quá khứ đều có một người thị giả tối thắng như Ananda, và tất cả các bậc Chánh Đẳng Giác trong tương lai cũng sẽ như vậy. Ananda là người có trí. Thầy ấy hiểu rõ khi nào là đúng thời để các Tỳ Khưu, Tỳ Khưu Ni, nam cư sĩ, nữ cư sĩ, vua chúa, đại thần, ngoại đạo sư, hay đệ tử các ngoại đạo sư đến gặp ta. Ananda có bốn phẩm chất đặc biệt và phi thường. Thế nào là bốn? Nếu có chúng Tỳ Khưu đến yết kiến Ananda, chúng ấy sẽ được hoan hỷ vì được yết kiến Ananda; nếu Ananda thuyết pháp chúng ấy sẽ được hoan hỷ vì bài thuyết pháp; nếu Ananda làm thinh thời, này các Tỳ Khưu, chúng Tỳ Khưu ấy sẽ thất vọng. Cũng tương tự như vậy đối với chúng Tỳ Khưu Ni, chúng nam cư sĩ và chúng nữ cư sĩ.”

Không ai biết chính xác khoảng thời gian và nơi mà Thầy Ananda viên tịch nhưng theo mọi người truyền miệng nhau lại thì Thầy ấy đã sống rất thọ. Khi Pháp Hiển, nhà chiêm bái nổi tiếng người Trung Hoa, khi thăm viếng Ấn Độ vào khoảng thế kỷ thứ 5 Tây Lịch, đã ghi chép lại việc nhìn thấy một bảo tháp thờ xá lợi của Tôn giả Ananda, và đặc biệt là các Sư cô thời đấy vô cùng kính nể trí nhớ của Ngài ấy.


    « Xem chương trước «      « Sách này có 15 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Pháp bảo Đàn kinh


Người chết đi về đâu


Bhutan có gì lạ


Gọi nắng xuân về

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.147.68.201 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (251 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...